Nhà thông tầng có điểm gì đặc biệt là điều mà rất nhiều khách hàng quan tâm. Trong khi các mẫu thiết kế nhà ống đẹp, nhà phố đang là loại hình nhà ở phổ biến ở nước ta. Việc thiết kế các khoảng thông tầng trong mẫu nhà này là cần thiết. Bởi chúng cung cấp ánh sáng và không khí tự nhiên cho ngôi nhà. Vậy nhà thông tầng là gì? Khi thiết kế khoảng thông tầng trong nhà ống nói riêng và công trình nhà ở dân dụng nói chung cần lưu ý nguyên tắc gì?

Nhà thông tầng là gì?

Cách gọi nhà thông tầng được sử dụng ngày càng phổ biến trong kiến trúc hiện nay. Tuy nhiên, thông tầng là gì thì hầu hết mọi người đều không hiểu rõ. Chính cách sử dụng không rõ về khái niệm này có thể là nguyên nhân khiến người nói và người nghe hiểu sau nghĩa về một căn hộ thông tầng

Theo đó, thông tầng là khu vực khoảng không gian trống trong ngôi nhà. Thông tầng có tác dụng đem ánh sáng, gió và không khí thoáng đãng từ môi trường tự nhiên vào ngôi nhà. Ngoài ra, lỗ thông tầng còn có nhiệm vụ tuyệt vời là giúp lưu thông không khí giữa các phòng. Chính vì vậy nhà có kết cấu thông tầng luôn rất mát mẻ, mang lại sự thoải mái cho gia chủ.

nhà thông tầng

Ngoài việc cung cấp ánh sáng, thông tầng còn là thiết kế có ảnh hưởng lớn đến phong thủy. Việc đặt lỗ thông tầng ở vị trí giữa nhà, cuối nhà, phòng khách hay gầm cầu thang đều có ý nghĩa  Trong đó, yếu tố thẩm mỹ cũng là một phần đáng kể.

Trong nhiều trường hợp, thông tầng cũng được hiểu tương tự như các giếng trời. Điểm khác biệt giữa 2 lối kiến trúc này chính là thông tầng không bắt buộc phải xây từ tầng một lên mái mà cấu trúc của nó chỉ cần kết nối giữa hai, ba tầng lại với nhau. Vì vậy thông tầng có thể được triển khai từ tầng 2 với tầng 3 hoặc tầng 1 với tầng 2.

Không có một con số về diện tích cố định với các thiết kế thông tầng. Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà và mục đích hướng tới của gia chủ trong xây dựng. Với những ngôi nhà có diện tích chiều dài lớn, các thiết kế thông tầng nhà phố có thể bố trí nhiều hơn 1 thông tầng.

nhà thông tầng

Phân loại các kiểu thông tầng được ứng dụng phổ biến hiện nay là gì?

Khi nhắc đến khái niệm thông tầng là gì người ta cũng thường đề cập đến cách thức phân loại dựa theo thiết kế của thông tầng. Có 2 loại thông tầng thường được áp dụng trong không gian sống hiện nay như sau:

1. Thông tầng giữa nhà

Thông tầng nhà phố thường được đặt giữa nhà. Bởi lẽ, chúng phù hợp với đặc tính nhà có chiều dài lớn trong khi đó chiều ngang lại có phần hạn hẹp. Việc đặt một thiết kế thông tầng ngay khu vực giữa nhà sẽ giúp tối ưu hóa ánh sáng. Ánh sáng và không khí từ thiết kế thông tầng sẽ trải dài từ, phân bổ cho không gian xung quanh.

Việc đặt khoảng thông tầng giữa nhà cũng sẽ giúp tiết kiệm diện tích, mang đến view nhìn thông thoáng. Với nhà ống, khi đặt thông tầng tại giữa nhà cũng sẽ có tác dụng tuyệt vời giúp phân cách hờ phòng khách và bếp. Trong những trường hợp này thông tầng đóng vai trò như bức vách.

nhà thông tầng

2. Thông tầng phòng khách

Tùy thuộc vào thiết kế và cách bố trí công năng của ngôi nhà để có một mẫu thông tầng đẹp. Riêng các mẫu nhà ống thông tầng có phòng ngủ nằm ở cuối nhà thì vị trí đặt khoảng thông có thể là phòng khách. Bởi khi ấy, phòng ngủ không cần quá nhiều ánh sáng. Trong khi đó, gia chủ hoàn toàn có thể biến ô thông thông tầng như một giếng trời, bố trí non bộ, tiểu cảnh giếng trời đẹp ở bên dưới.

nhà thông tầng

3. Một vài gợi ý về các thiết kế thông tầng khác

Ngoài 2 mẫu thông tầng thường thấy, hiện nay bạn cũng có thể áp dụng nhiều kiểu thông tầng khác để tạo nên sự mới mẻ. Thông tầng cầu thang, thông tầng phòng ngủ, thông tầng nhà tắm, sảnh thông tầng hay thông tầng cuối nhà,…đều là những lựa chọn rất đáng để tham khảo.

Nguyên tắc thiết kế thông tầng.

Không chỉ riêng nhà ống thông tầng, mà bất kỳ loại hình nhà nào thì khi thiết kế khoảng thông tầng cũng cần để ý đến một số nguyên tắc.

  • Thứ nhất: Thông tầng chỉ áp dụng với những ngôi nhà từ hai tầng trở lên. Những mẫu nhà cấp bốn có ô thoáng không gọi là thông tầng. Đó chỉ là giếng trời. Khi thiết kế khoảng thông tầng cần tính toán tỉ mỉ và cân đối. Tỷ lệ vừa phải để không quá nhỏ hay quá to so với diện tích sàn. Tránh làm mất cân đối không gian. Với những mẫu nhà ống 3 tầng có diện tích tương đối hạn chế, xung quanh bí và kín, nên có ô thông tầng ở bên trong.
  • Thứ hai: Trong trường hợp thiết kế khoảng thông tầng như giếng trời thì phía trên mái phải có kính chắn.
  • Thứ ba: Cần đảm bảo an toàn xung quanh ô thông tầng bằng rào chắn, lan can cầu thang, hay thiết bị trang trí an toàn.
  • Thứ tư: Đặt khoảng thông tầng giữa nhà có thể làm âm thanh vang hơn. Nếu gia đình ở những nơi ồn ào và đông thành viên, nên cân nhắc việc đặt thông tầng sát về một bên vách tường.

Lợi ích khi sử dụng nhà thông tầng

  • Tạo không gian mở rộng: Nhà thông tầng thường kết hợp các tầng thành một không gian liền mạch, tạo ra một cảm giác rộng rãi và thoải mái hơn. Điều này thích hợp cho gia đình có nhiều thành viên hoặc người yêu thích không gian mở để gặp gỡ và giao tiếp.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Việc mở cửa sổ ở cả hai tầng của nhà thông tầng giúp ánh sáng tự nhiên lan tỏa sâu vào ngôi nhà. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn tạo ra môi trường sống tốt cho sức khỏe với ánh sáng tự nhiên.
  • Thúc đẩy sự kết nối gia đình: Nhà thông tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia đình tương tác với nhau. Người lớn và trẻ em có thể ở gần nhau hơn trong một không gian chung, dễ dàng gặp gỡ và thảo luận về công việc hoặc hoạt động hàng ngày.
  • Linh hoạt sử dụng không gian: Không gian trong nhà thông tầng có thể linh hoạt sử dụng cho nhiều mục đích, chẳng hạn như tạo một phòng làm việc, phòng khách, phòng ăn hoặc phòng giải trí. Điều này giúp gia đình tận dụng hiệu quả không gian có sẵn theo nhu cầu cụ thể của họ.
  • Tiết kiệm diện tích đất: Với việc xây dựng nhà thông tầng, bạn có thể tiết kiệm diện tích đất so với việc xây dựng các tầng riêng biệt. Điều này có ý nghĩa đặc biệt ở các khu vực có giới hạn diện tích đất sử dụng.
  • Thiết kế hiện đại và thẩm mỹ: Nhà thông tầng thường có thiết kế hiện đại và thẩm mỹ, có thể tạo điểm nhấn cho kiến trúc và nội thất. Điều này có thể làm cho ngôi nhà trở thành một nơi sống đẹp và thú vị.
  • Tiết kiệm năng lượng: Do ánh sáng tự nhiên và thông gió tốt hơn, nhà thông tầng có thể giúp tiết kiệm năng lượng trong việc làm mát và sưởi ấm ngôi nhà.

Yếu tố phong thủy trong thông tầng

Xét về nhân tố phong thủy, các không gian trong ngôi nhà đều có những đặc tính ngũ hành riêng nên đòi hỏi phải có sự bố trí khéo léo theo tương sinh hay khắc chế và kìm hãm để sẽ mang đến sự hài hòa tổng thể cho ngôi nhà. Khoảng thông tầng nối kết với không gian gì thì đặc tính ngũ hành của không gian đó sẽ nổi trội.

Cụ thể, đối với phòng bếp và phòng ăn (có tính Hỏa cao), thì dao động thông tầng cần phải thoát nhiệt tốt, nên ưu ái sử dụng những vật dụng mềm mại (Thủy giảm Hỏa) trên tường hay trần.

Còn đối với không gian phòng khách hàng (thuộc về hành Thổ là chính), khi làm dao động thông tầng nên sử dụng những nguyên liệu mang đến cảm giác ấm cúng, màu sắc tươi tắn, sáng sủa… Chẳng hạn, có thể treo đèn chùm địa điểm dao động thông tầng trong phòng khách hàng bởi đèn chùm có chi tiết thuộc sở hữu hành Hỏa), có tính tương sinh.

Với những ngôi nhà nhỏ thì dao động thông tầng cần nghiêng về hành Thủy (sinh Mộc) để tạo ra sự mềm mại giảm cảm giác chật hẹp, màu sắc nhạt và đường nét uốn lượn.

Các lưu ý khi thiết kế nhà thông tầng ở phố

1. Vị trí

Tùy vào điều kiện thực tế, gia chủ có thể chọn đặt khoảng thông tầng ở giữa hay cuối nhà, phòng khách, bếp, cầu thang… Trong đó, vị trí thông tầng giữa nhà sẽ tối ưu nguồn ánh sáng tự nhiên và phân bổ cho không gian xung quanh. Khi kết hợp với thang bộ và hành lang giao thông giữa các không gian, giải pháp này còn giúp tiết kiệm diện tích, tăng tính kết nối.

2. Tối ưu hiệu quả sử dụng

Nếu khoảng thông tầng rộng rãi, có thể bố trí phòng đọc sách, làm việc, khu vui chơi trẻ em hay không gian sinh hoạt chung dành cho cả gia đình. Dưới khu vực tầng một, nên tận dụng để trồng cây, bố trí thêm tiểu cảnh, hồ nước để tăng mảng xanh cho ngôi nhà.

3. Cầu thang

Gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn cầu thang thẳng, xương cá, xoắn ốc, với các chất liệu đa dạng như gỗ, kính, sắt… Tuy nhiên, không nên đặt cầu thang ở chính giữa vì vừa tốn diện tích lại bất tiện khi sử dụng. Thay vào đó, vị trí nằm sát tường sẽ phù hợp hơn.

4. Lưu ý về thiết kế

Thiết kế thông tầng dạng ống thẳng xuyên suốt nhiều tầng nhà ít được áp dụng trong thực tế. Vì khi đó sẽ tạo thành một đường ống truyền dẫn tiếng vang, gây ảnh hưởng đến sự riêng tư của các thành viên trong gia đình.

Đặc biệt, khu vực hành lang, cửa sổ và cầu thang giáp ranh khoảng thông tầng phải có lan can, rào chắn, hoa sắt… để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt.

5. Chi phí

Về chi phí, giải pháp này ít tốn kém hơn khi tính trên m2 thi công, do không phải đổ sàn bê tông. Nếu so sánh giá trị cùng m2 sàn và số tầng cao trong cùng một dạng công trình, ngôi nhà có thông tầng sẽ giảm từ 3-7% chi phí.

Hbuild

Trên đây là những chia sẻ về “Nhà thông tầng là gì mà được ứng dụng phổ biến?”, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lên kế hoạch và xây dựng ngôi nhà của mình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa nhà ở trọn gói H.BUILD tự tin có thể giúp bạn thiết kế và hoàn thiện tổ ấm trong mơ cho gia đình bạn. Nếu bạn có những thắc mắc hay cần được tư vấn thì đừng ngại liên hệ với HBUILD nhé.