Ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh khiến giá vật liệu xây nhà trọn gói tăng, tuy nhiên nhiều chủ nhà đã đặt ra câu hỏi là “Ai sẽ là người chịu Lỗ ??”.
Vậy giá vật liệu xây nhà trọn gói tăng ai là người chịu ??
Cuối năm 2021 giá vật liệu xây dựng như: sắt, thép trải qua nhiều đợt tăng giá, kéo theo các vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, gạch… tăng giá. Và dù đầu năm 2022 này vật liệu xây dựng bước vào đợt tăng giá mới, có những lần điều chỉnh hằng tuần, khiến nhiều chủ đầu tư các dự án nhà ở “trở tay không kịp”.
Và một câu trả lời khiến phần lớn các nhà thầu xây dựng vô cùng “xót” đó là giá vật liệu xây dựng tăng, nhà thầu phải gánh chịu. Theo chia sẻ của các chuyên gia xây dựng thì khi giá vật liệu tăng, dự án mới xây đến phần thân nên việc tăng giá liên tục khiến nhà thầu xoay xở không kịp. Vì vậy, sau lần xây nhà đó họ phải ngừng để cân đối lại giá xây dựng trọn gói. Nếu không tăng giá, nhà thầu phải chịu lỗ nặng vì vật liệu chiếm tới 40% giá thành nhà.
Cũng theo như chia sẻ trên thì giá sắt thép tăng chóng mặt còn các vật liệu khác như xi măng, gạch, cát cũng tăng 10%, buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh giá bán nhà thêm.
Không ít các nhà thầu xây dựng trọn gói cho biết, chi phí nguyên vật liệu của công trình thường chiếm 40 – 70% tổng giá trị dự toán công trình. Chỉ riêng sự thay đổi giá của 5 loại vật liệu chủ yếu là xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch đã đẩy chi phí xây dựng tăng 1,25 – 1,4 lần, khiến một số nhà thầu bị lỗ nặng, một số khác không thể tiếp tục thi công, buộc phải chọn giải pháp chấp nhận bị phạt thầu hoặc mất bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Có thể bạn không biết nhưng theo Luật Đầu tư và một số nghị định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng… các dự án hợp đồng trọn gói (quy mô đầu tư dưới 20% tổng mức dự án) không thể điều chỉnh tổng mức đầu tư trong quá trình triển khai. Vì thế, khi thay đổi mức giá vật liệu xây dựng dự án bị đội giá, doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ.
Trong khi đó hợp đồng trọn gói phải thực hiện thi công trong suốt thời gian thực hiện dự án với một đơn giá cố định. Điều này đã được quy định tại các điều luật liên quan nên việc điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình khi đơn giá tăng lên là không thể thực hiện được.
Và theo như Bộ Xây dựng cho biết, đợt tăng giá vật liệu xây dựng do nhiều yếu tố chứ không chỉ vì tình hình dịch bệnh. Cụ thể, than chiếm 40 – 45% giá thành sản xuất xi măng, nên giá than trong nước tăng 7 – 10%, cùng với giá dầu và một số phụ gia khác dùng trong sản xuất xi măng tăng giá là lý do khiến giá xi măng gần đây tăng. Ngoài ra, các vật liệu khác cũng tăng khoảng 10% như gạch, cát…, đặc biệt với giá thép tăng tới 40%, doanh nghiệp xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng.
Vì với tình hình tăng giá trên nên H.BUILD sẽ thường xuyên theo dõi kịp thời và cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng cho quý khách hàng, để có thể điều chỉnh giá xây dựng cho phù hợp với mọi công trình H.BUILD cũng sẽ cố gắng đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho quý khách hàng.
Mọi thắc mắc về việc xây nhà trọn gói trong năm 2022 cũng như giá vật liệu bạn có thể liên hệ với H.BUILD để được tư vấn cũng như hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất cho quý khách hàng.