Hiện nay, việc xin giấy phép xây nhà tại TP.Thủ Đức không mấy khó khăn dù quy định đã có nhiều thay đổi và chỉnh sửa trước đó.
Hướng dẫn xin giấy phép xây nhà tại TP.Thủ Đức
Theo đó, Sở Xây dựng TP.HCM có hướng dẫn liên quan đến việc điều chỉnh, chỉnh lý biến động trên GPXD công trình, nhà ở của tổ chức, cá nhân tại các đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc các quận vừa được sắp xếp và TP.Thủ Đức mới thành lập.
Cụ thể thì các đơn vị hành chính cấp xã/phường thuộc các quận tại TP.HCM được sắp xếp lại gồm: Q.3 (thành lập P.Võ Thị Sáu trên cơ sở nhập toàn bộ P.6, P.7 và P.8); Q.4 (nhập toàn bộ P.5 vào P.2, nhập toàn bộ P.12 vào P.13).
Cùng với đó là Q.5 (nhập toàn bộ P.15 vào P.12); Q.10 (nhập toàn bộ P.3 vào P.2); Q.Phú Nhuận (nhập toàn bộ P.12 vào P.11, nhập toàn bộ P.14 vào P.13). Ngoài ra, TP.Thủ Đức được thành lập trên cơ sở nhập Q.2, Q.9 và Q.Thủ Đức, với 34 phường.
Cũng theo như chia sẻ của Sở Xây dựng TP.HCM, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã/phường tại các quận và thành lập TP.Thủ Đức, các cơ quan cấp GPXD thực hiện việc điều chỉnh, chỉnh lý biến động trên GPXD công trình và nhà ở theo 2 trường hợp.
– Với hồ sơ chưa cấp GPXD, khi cấp phép, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD ghi tên địa chỉ xây dựng công trình và địa chỉ tổ chức, cá nhân theo đơn vị hành chính mới.
– Còn với GPXD đã được cấp, nếu chủ công trình có nhu cầu thì cơ quan có thẩm quyền ban hành phụ lục điều chỉnh, chỉnh lý biến động GPXD với nội dung xác nhận địa chỉ xây dựng công trình và địa chỉ chủ công trình theo đơn vị hành chính mới. Thời hạn cấp GPXD điều chỉnh không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận yêu cầu.
Tuy nhiên, nếu chủ công trình không có nhu cầu điều chỉnh GPXD, cấp thẩm quyền có chức năng giải quyết các thủ tục hành chính tiếp theo có trách nhiệm cập nhật đơn vị hành chính mới và không được yêu cầu chủ công trình phải điều chỉnh GPXD.
Hồ sơ xin giấy phép xây nhà tại TP. Thủ Đức
Theo điều 63 Luật Xây dựng quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Theo đó, tùy tính chất, quy mô công trình, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:
– Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (đơn theo mẫu quy định sẵn). Trường hợp xin cấp Giấy phép xây dựng tạm có thời hạn, thì trong đơn xin cấp Giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.
– Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình. Bản vẽ thiết kế phải thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính, mặt bằng móng của công trình, sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình.
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Sổ đỏ, sổ hồng…). Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất.
– Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thì trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình ngoài các tài liệu trên, chủ công trình xây dựng còn phải có giấy cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng.
Tuy nhiên, riêng đối với trường hợp xin phép xây nhà tại vùng nông thôn thì hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm:
– Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu.
– Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.
Bạn thấy đấy, việc xin giấy phép xây dựng tại TP. Thủ Đức vẫn còn nhiều thủ tục rắc rối. Để tiết kiệm thời gian nhiều người đã tìm đến cò mồi dẫn đến tình trạng xảy ra nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản không mong muốn. Vậy nên gia chủ khi muốn xin giấy phép xây dựng nhà thì cần phải lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín có thể đảm bảo những điều trên cho gia chủ như H.BUILD chúng tôi đây.