Những căn nhà phố sau khi được cải tạo dường như được khoác lên mình một diện mạo mới. Đây là một bước tiến lớn để thay đổi không gian sống trở nên đẹp hơn, tiện nghi và sang trọng hơn. Sau đây, hãy cùng Nội thất Tứ Gia khám phá những kinh nghiệm cải tạo nhà phố và hình nhà nhà phố đẹp sau cải tạo nhé!
Khi nào cần cải tạo nhà phố?
Cải tạo nhà phố là quá trình nâng cấp và cải thiện chất lượng công trình sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Nó có thể bao gồm việc mở rộng diện tích, điều chỉnh kết cấu kiến trúc của ngôi nhà cũ. Cải tạo lại nhà phố giúp gia chủ tiết kiệm chi phí và đồng thời cũng tiết kiệm thời gian so với việc xây dựng lại từ đầu.
ác trường hợp cải tạo thường phụ thuộc vào mức độ hỏng hóc và nhu cầu sử dụng cụ thể của căn nhà như:
- Sơn lại tường, xử lý chống thấm cho tường.
- Sàn bị rêu mốc hoặc ẩm ướt.
- Lắp đặt các tấm cách âm, cách nhiệt.
- Sửa chữa đường ống nước bị vỡ.
- Nâng cấp mái lợp.
- Thay thế khung cửa cũ.
- Cải thiện bếp.
- Cơi nới hoặc xây thêm tầng trên khung nhà cũ.
- Cải tạo nội thất nhà phố đẹp hơn, thay đổi phong cách thiết kế.
Những điều cần lưu ý trước khi cải tạo nhà phố
Trước khi quyết định cải tạo nhà phố, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Xác định mục tiêu: Hãy rõ ràng về mục đích của việc cải tạo để đảm bảo quá trình sẽ diễn ra theo đúng hướng dẫn ban đầu.
- Dự trù nguồn tài chính: Xác định nguồn kinh phí là điều đặc biệt quan trọng. Cải tạo nhà có thể đòi hỏi nhiều tiền, vì vậy bạn cần lên kế hoạch tài chính thật cẩn thận.
- Hạn chế thay đổi kết cấu: Hạn chế việc thay đổi kết cấu chính của ngôi nhà bởi nó sẽ gây tốn kém khá nhiều chi phí và thay đổi phong thủy.
- Sắp xếp không gian: Thiết kế phân chia phòng phải hợp lý và đảm bảo chức năng của từng không gian.
- Chọn đơn vị thi công uy tín: Lựa chọn nhà thầu hoặc công ty thi công có uy tín để đảm bảo chất lượng công việc.
- Xin giấy phép xây dựng: Đối với những cải tạo cần thay đổi kết cấu chịu lực hoặc ảnh hưởng đến môi trường, bạn cần xin giấy phép xây dựng.
- Chú ý phong thủy: Áp dụng các nguyên tắc phong thủy để tạo một môi trường sống thuận lợi và tích cực.
- Đảm bảo an toàn: Luôn đặt an toàn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình cải tạo để tránh tai nạn và thương tật.
Lên kế hoạch cải tạo nhà phố
Để đảm bảo quá trình sửa chữa và cải tạo nhà phố được diễn ra thuận lợi, bạn cần có một kế hoạch và lộ trình cụ thể:
Xác định nhu cầu sử dụng và mục đích cải tạo
Bước đầu tiên quan trọng trong quá trình cải tạo nhà phố là xác định rõ nhu cầu, mục tiêu và các hạng mục cần cải tạo.
- Xác định mục tiêu cải tạo: Đầu tiên, hãy xác định mục đích chính của việc cải tạo nhà phố của bạn. Bạn có thể cải tạo để sử dụng cho mục đích để ở, kinh doanh, cho thuê hoặc bán lại? Điều này sẽ xác định hướng đi chính cho dự án cải tạo của bạn.
- Xác định nhu cầu sử dụng: Hãy xem xét nhu cầu sử dụng hiện tại của ngôi nhà và nhu cầu trong tương lai. Bạn mong muốn các phòng như phòng bếp, phòng khách được thiết kế và sắp xếp như thế nào?
- Xác định các hạng mục cần cải tạo: Hãy xác định rõ các phần của ngôi nhà cần cải tạo: Số lượng phòng cần thay đổi, khu vực cần cải tạo và các công việc cụ thể.
- Lựa chọn phong cách thiết kế: Chọn phong cách thiết kế mà bạn muốn áp dụng cho ngôi nhà sau khi cải tạo. Ví dụ, nếu ngôi nhà hiện tại có phong cách tân cổ điển và bạn muốn thay đổi thành phong cách tối giản hiện đại.
Xin giấy phép xây dựng (Nếu cần)
Theo quy định của pháp luật, khi có sự thay đổi về kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hoặc ảnh hưởng đến môi trường làm việc và an toàn lao động do quá trình cải tạo hoặc xây dựng thì bạn cần phải xin phép sửa chữa, cải tạo.
Theo Điều 96 của Luật Xây dựng, khi bạn muốn thực hiện việc cải tạo hoặc sửa chữa nhà ở, bạn cần gửi “Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở” đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đơn đề nghị này phải đi kèm với các bản vẽ và hình ảnh hiện trạng của phần, hạng mục công trình hoặc nhà ở riêng lẻ bạn đề nghị cải tạo. Bạn cũng cần cung cấp một trong những giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng hợp pháp của ngôi nhà.
Khảo sát, nghiên cứu hiện trạng ngôi nhà
Bước quan trọng tiếp theo khi bạn quyết định cải tạo nhà phố là nghiên cứu và xác định rõ tình trạng của ngôi nhà để lựa chọn hình thức sửa chữa và cải tạo thích hợp.
- Nhà bị hư hỏng nhẹ: Nhà bạn gặp các vấn đề như nứt tường, rò rỉ nước và nó không ảnh hưởng đến kết cấu chính của ngôi nhà. Bạn có thể duy trì kết cấu của ngôi nhà cũ và chỉ cần thực hiện sửa chữa để khôi phục thẩm mỹ và tính năng.
- Nhà cũ và lỗi thời: Nếu nhà phố của bạn đã trở nên lỗi thời hoặc bạn cảm thấy quá cũ kỹ, bạn có thể tân trang lại nó bằng cách thiết kế lại nội thất, thay đổi màu sắc và cải thiện tính năng. Ngoài ra, nếu không gian sống không đủ lớn, bạn có thể nâng cấp và mở rộng ngôi nhà của mình.
- Nhà hư hỏng nặng và xuống cấp: Nếu nhà bị hư hỏng nặng và xuống cấp đến mức có thể ảnh hưởng đến kết cấu chính của ngôi nhà và gây nguy hiểm. Bạn sẽ cần phải cải tạo lại toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu chi phí cải tạo quá lớn, bạn có thể xem xét việc xây dựng lại ngôi nhà từ đầu.
Xác định ngân sách cải tạo, sửa chữa nhà phố
Khi bạn quyết định cải tạo nhà phố, bạn cần phải lập kế hoạch và dự trù ngân sách. Xác định kinh phí là yếu tố chủ chốt để đảm bảo quá trình sửa chữa nhà diễn ra thuận lợi và tiết kiệm hơn. Dưới đây là một số loại chi phí chính mà bạn cần xem xét khi cải tạo nhà:
- Chi phí thiết kế: Cải tạo và làm mới một ngôi nhà trên cơ sở cấu trúc cũ không phải là công việc đơn giản. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo đặc biệt khi ngôi nhà của bạn đã lỗi thời hoặc cũ kỹ. Nếu có khả năng, bạn hãy thuê thiết kế nội thất và ngoại thất chuyên nghiệp để giúp bạn thiết kế lại. Tuy nhiên, nếu bạn là người có kiến thức về thiết kế và có ý tưởng riêng, bạn có thể tự thiết kế để tạo ra không gian độc đáo và tiết kiệm chi phí.
- Chi phí thuê nhà thầu: Chi phí này phụ thuộc vào số lượng hạng mục bạn cần sửa chữa và hình thức hợp đồng với nhà thầu. Nếu bạn thuê nhà thầu thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế đến thi công, giá trị sẽ khác so với việc chỉ thuê nhà thầu thi công hoàn thiện từ thiết kế sẵn có.
- Chi phí vật liệu: Loại chi phí này bao gồm các khoản tiền bạn phải chi trả cho các vật liệu cần thiết cho dự án. Bạn cần phải liệt kê chi tiết về số lượng và thương hiệu cụ thể để có dự trù chính xác.
- Chi phí vận chuyển: Nếu bạn cần vận chuyển nội thất ra khỏi ngôi nhà để tiến hành cải tạo hoặc cần vận chuyển các vật liệu đến công trình, bạn cần tính vào chi phí này.
- Chi phí dự phòng: Đây là khoản tiền dự trù để sử dụng cho các khoản phát sinh hoặc vấn đề bất ngờ xuất hiện trong quá trình cải tạo.
Trên đây là những chia sẻ về “thiết kế cải tạo nhà phố đẹp, sang trọng, tiện nghi 2023”, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lên kế hoạch và xây dựng ngôi nhà của mình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa nhà ở trọn gói H.BUILD tự tin có thể giúp bạn thiết kế và hoàn thiện tổ ấm trong mơ cho gia đình bạn. Nếu bạn có những thắc mắc hay cần được tư vấn thì đừng ngại liên hệ với HBUILD nhé.