Bê tông đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho các công trình xây dựng trở nên vững chắc và bền bỉ hơn. Trong quá trình xây dựng, việc đầm bê tông không chỉ là một công đoạn đơn giản mà còn là bước quan trọng giúp đảm bảo tính chắc chắn của cấu trúc. Hãy cùng Hbuild tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.
Đầm bê tông là gì? Vì sao phải đầm bê tông
Giai đoạn đầm bê tông là bước quyết định chất lượng cấu trúc bê tông sau khi đã được đổ. Đây là công việc không thể coi thường, thực hiện ngay sau khi bê tông được trộn và đổ vào khuôn, nhằm tạo ra một hỗn hợp bê tông đồng nhất, không có lỗ rỗng và mặt ngoài không bị rỗ, đồng thời đảm bảo bê tông bám chặt vào cốt thép.
Yêu cầu của việc đầm bê tông là phải thực hiện một cách kỹ lưỡng, không bỏ sót và tuân thủ đúng thời gian đầm. Nếu không đầm đủ thời gian, bê tông sẽ không được nén chặt, dẫn đến việc có thể xuất hiện lỗ rỗng bên trong hoặc bề mặt bê tông không đồng nhất. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông có thể bị nhão ra, đá sỏi lớn có thể lắng xuống, và vữa xi măng có thể nổi lên trên bề mặt, làm mất tính đồng nhất của bê tông.
Phương pháp đầm bê tông phổ biến hiện nay
Có nhiều phương pháp để thực hiện quá trình đầm này. Tuy nhiên hiện nay có 3 phương pháp đầm được sử dụng phổ biến.
Đầm trong lòng kết cấu bê tông
Đầm trong lòng, còn được biết đến với tên gọi đầm sâu, là một phương pháp quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng của cấu trúc bê tông, đặc biệt khi xây dựng các kết cấu có chiều sâu như cột, tường, đài móng, đê, hay đập. Phương pháp này thường áp dụng sự hỗ trợ của máy móc hoặc thực hiện thủ công, thường sử dụng máy đầm dùi.
Trong quá trình đầm trong lòng, nguồn chấn động sâu được áp dụng vào bên trong khối bê tông vừa đổ, nhằm tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa các phần của bê tông. Điều này giúp tăng cường tính đồng nhất và độ bền của bê tông.
Tuy nhiên, nếu không có máy móc, việc đầm cũng có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công, sử dụng các công cụ như cào, chọc hoặc đập để đạt được độ chặt cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật hơn so với sử dụng máy móc.
Đầm ngoài kết cấu bê tông
Phương pháp đầm bê tông trên bề mặt, được áp dụng rộng rãi trong xây dựng, thường được sử dụng cho các khối bê tông như nền sàn, đường, với đặc điểm là độ dày nhỏ và diện tích bề mặt lớn. Trong quá trình này, máy đầm bàn thường được sử dụng để hỗ trợ.
Máy đầm bàn di chuyển trên bề mặt của nền bê tông, tạo ra các rung động tác động lên lớp bề mặt bê tông. Nhờ vào sự tác động này, các lớp bê tông sẽ được nén và kết dính chặt chẽ với nhau, tránh tình trạng rỗng ở giữa.
Quá trình này đảm bảo cho bê tông sau khi khô có độ chắc chắn đáng kể. Tuy nhiên, trong trường hợp độ dày của bê tông quá lớn, kỹ thuật đầm cần được thực hiện đặc biệt hơn. Thường phải sử dụng các thiết bị như máy ủi, xe lu, cùng với các loại bê tông đặc biệt.
Đầm cạnh bê tông
Phương pháp đầm bê tông bằng rung là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng ngày nay. Phương pháp này tận dụng các chấn động để tác động lên các khuôn đúc của bê tông, làm cho các hạt vật chất trong vữa bê tông lắng lại và kết nối chặt chẽ với nhau. Độ mạnh mẽ của các chấn động được tạo ra càng đều, càng mạnh thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao.
Phương pháp này thường được áp dụng khi đổ bê tông cho các công trình có dạng thành đứng hoặc độ dày nhất định, như các kết cấu tường. Đối với các kết cấu lớn, để đảm bảo bê tông được chắc chặn, thì cần thực hiện việc rung từng phần. Nếu sử dụng máy đầm, bạn có thể treo thiết bị rung và thực hiện theo từng phần nhỏ. Tuy nhiên, đối với các kết cấu nhỏ hơn, việc thực hiện thủ công có thể là lựa chọn tiết kiệm chi phí.
Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để chế tạo các kiện bê tông đúc sẵn, chẳng hạn như các ống cống nhà máy. Trong trường hợp này, toàn bộ hệ thống khuôn đúc sẽ được đặt lên bàn rung để thực hiện quá trình đầm bằng rung.
Nguyên tắc khi đầm bê tông
Để đảm bảo chất lượng của công đoạn này, yêu cầu cần phải đầm bề mặt bê tông một cách cẩn thận, không để bỏ sót bất kỳ khu vực nào và tuân thủ đúng thời gian đầm. Nếu thực hiện đầm một cách vội vã, thiếu cẩn thận, lớp bê tông sẽ không kết dính chặt, dẫn đến tình trạng rỗng bên trong hoặc bề mặt bê tông không đồng nhất.
Ngược lại, nếu đầm quá lâu, có thể gây ra việc phá vỡ kết cấu bê tông, làm cho bề mặt bê tông trở nên không đồng nhất và không đảm bảo tính chắc chắn của công trình.
Kỹ thuật đầm dùi bê tông đạt chuẩn
Làm sao để biết được kỹ thuật dầm đùi có đạt tiêu chuẩn hay chưa? Nếu bạn đang thắc mắc điều này thì dưới đây sẽ là cách giúp bạn có thể nhận biết được. Cụ thể như sau:
- Bê tông sau khi được đầm không bị quá chặt, không bị rỗ, không bị phân tầng.
- Vữa bê tông nổi lên bề mặt và không còn bọt khí là dấu hiệu nhận biết bê tông đã được đầm kỹ và đạt yêu cầu.
- Thành phẩm bê tông đông đặc nhanh, mịn hơn và khả năng chịu lực cao.
Trên đây là những chia sẻ về “các phương pháp đầm bê tông phổ biến hiện nay”, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lên kế hoạch và xây dựng ngôi nhà của mình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa nhà ở trọn gói H.BUILD tự tin có thể giúp bạn thiết kế và hoàn thiện tổ ấm trong mơ cho gia đình bạn. Nếu bạn có những thắc mắc hay cần được tư vấn thì đừng ngại liên hệ với HBUILD nhé.