Là một trong những loại trần nhà phổ biến nhất hiện nay nhưng nhắc đến trần thạch cao vẫn không ít gia chủ bối rối không biết có nên đóng trần thạch cao không? Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem trần thạch cao là gì và vì sao nó được yêu thích đến vậy.

Trần thạch cao là gì?

Thạch cao là khoáng chất có nguồn gốc từ tự nhiên có tên hóa học là calcium sulfate (CaSO4.2H2O). Thạch cao được sử dụng khá rộng rãi trong y tế, bó bột hay đúc khuôn và tạo mẫu trong kiến trúc. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thạch cao được ứng dụng rộng rãi nhất. 

Để sản xuất tấm thạch cao, người ta sẽ pha thạch cao bột thành một dung dịch dạng sữa và đổ vào khuôn. Phản ứng đóng rắn của thạch cao chính là quá trình Hydrat hoá, tạo liên kết tinh thể Hydrat. Tấm thạch cao được đổ theo các hình dạng, kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu và được trộn với một số chất phụ gia khác sợi thủy tinh, bông thủy tinh,… để tăng độ bên cho thạch cao. 

trần thạch cao

Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, được cố định bằng hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi là trần giả – lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.

Trần thạch cao được kết cấu từ các lớp vật liệu bao gồm:

  • Khung xương thạch cao: công dụng chính là làm khung trụ, chỗ bám để treo các tấm thạch cao. Giúp gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tấm trần thạch cao: tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
  • Lớp sơn bả: tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.
  • Các vật tư liên quan khác.

trần thạch cao

Các loại trần thạch cao

Trần thạch cao có 2 loại là trần nổi và trần chìm. Trần thạch cao nổi đòi hỏi ít kỹ thuật thi công hơn, lắp đặt dễ dàng và tốn ít thời gian.

1. Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm thì cần thi công bài bản hơn, lâu hơn nhưng thính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều. 

2. Trần thạch cao nổi

Cụ thể thì trần thạch cao nổi được làm bằng cách thả từng tấm thạch cao từ trên xuống sao cho lấp kín khung định hình trần. Trần thạch cao chìm được làm cầu kỳ hơn khi được bắt vít từ dưới lên cào khung định hình trần, tạo thành các mặt phẳng sau đó mới tiến hành trạm trổ đính kết hoa văn. Khung định hình thường là các khung kèm nhôm chắc chắn.

Có nên đóng trần thạch cao không?

1. Ưu điểm của đóng trần thạch cao

  • Thạch cao được sản xuất bằng công nghệ tạo bọt, trần thạch cao thừa hưởng các đặc tính nổi bật của thạch cao siêu nhẹ, không bắt lửa, tuổi thọ cao. Ước tính lên cả trăm năm trong điều kiện lý tưởng. Đặc biệt cách âm tốt, một trong những yếu tố rất quan trọng của xây dựng.
  • Lý do chủ yếu để người ta chọn thạch cao làm trần đó là nó dễ dàng thiết kế và trạm trổ các hoa văn tinh tế, phục vụ nhu cầu trang trí nội thất. Đồng thời cũng dễ dàng thay đổi kiến trúc nếu như không thích nữa. Nên các nhà hàng, quán hát, khách sạn hầu hết là sử dụng loại trần này.
  • Sử dụng trần thạch cao thì hệ thống điện và cấp thoát nước cũng sẽ dễ dàng lắp đặt hơn so với trần truyền thống. Đặc biệt là điều hoà, khi toàn bộ phần dây dợ có thể giấu phía sau trần nên gọn gàng đẹp mắt.
  • Tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian thi công hơn so với các trần bằng bê tông và bằng nhôm. Giá thành luôn rẻ hơn các nguyên liệu khác từ 1,5 đến 2 lần. Và ví dụ như bê tông thì cần nhiều thời gian hơn nữa.
  • Dễ dàng sửa chữa khi xảy ra các vấn đề ẩm mốc, cong vênh,… vì bản chất các tấm thạch cao bao giờ cũng dễ dàng xử lý hơn bê tông, cốt thép của trần truyền thống.

  1. Nhược điểm của đóng trần thạch cao
  • Thạch cao kỵ nước: Mặc dù thạch cao không ngấm nước nhưng khi gặp nước lâu ngày vẫn sẽ xuất hiện các vết ố vàng cực kỳ xấu. Vậy thì ngay từ giai đoạn thi công, gia chủ phải tính toán kết cấu phần mái nhà kỹ để nước mưa không thể ngấm xuống, bị hắt vào, rò rỉ vào.
  • Nếu mái nhà nơi liên kết trực tiếp với trần nhà không vững chắc thì trần thạch cao có nguy cơ rung lắc thậm chí là rơi, bung ra khi gặp mưa gió, bão lớn. Phải gia cố tất cả các bộ phận này cẩn thận để đảm bảo an toàn.
  • Với những trần thạch cao chìm, sau một thời gian dài sử dụng sẽ không tránh khỏi các vết nứt khá mất thẩm mỹ. Cần tiến hành dặm lại, sơn chồng lên để xử lý ngay. 
  • Thêm một nhược điểm nữa của trần chìm đó là nếu hỏng hóc cần sửa chữa thì phải tháo dỡ toàn bộ, chứ không thể sửa từng tấm đơn lẻ.

Trên đây là những chia sẻ về “Sửa nhà có cần xin giấy phép xây dựng không?”, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lên kế hoạch và xây dựng ngôi nhà của mình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa nhà ở trọn gói H.BUILD tự tin có thể giúp bạn thiết kế và hoàn thiện tổ ấm trong mơ cho gia đình bạn. Nếu bạn có những thắc mắc hay cần được tư vấn thì đừng ngại liên hệ với HBUILD nhé.