Thiết kế nhà có đẹp cách mấy mà về sau khi dọn vào ở lại không thoải mái và tiện lợi là điều không nên, chính vì thế mà 8 lời khuyên dưới đây được phần lớn gia chủ áp dụng để có được một không gian sống như những gì mình mong muốn.
8 lời khuyên về thiết kế nhà giúp gia chủ thoải mái tiện nghi hơn sau khi dọn vào ở
Theo các chuyên gia xây dựng một công trình nhà ở dân dụng được xem là đạt chuẩn nhất định không được bỏ qua sự tiện nghi và thoải mái cho bất kỳ người sử dụng nào sau này. Và bên dưới đây chính là những lời khuyên mà không phải chủ nhà nào cũng biết để áp dụng vào việc xây nhà của mình, những điều này không chỉ mang lại một không gian sống đúng chuẩn cho bạn mà nó giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí trong quá trình thi công nữa đấy:
Lời khuyên thứ 1: Hãy chăm chút cho lối đi và hành lang khi thiết kế nhà
Dù ngôi nhà của bạn sau này có diện tích lớn hay nhỏ thì việc chăm chút cho lối vào của ngôi nhà cũng như hành lang của chúng được thuận tiện nhất có thể, vì theo như nguyên tắc thiết kế cơ bản thì việc bạn đi từ bên ngoài đường vào trong nhà luôn phải mang lại cảm giác nhanh và tiện nhất có thể tức là không bị bất kỳ điều gì cản trở.
Chính vì thế mà lối đi trong nhà, cũng như hành lang luôn phải có diện tích tương đối rộng rãi, để có thể đảm bảo thuận tiện nhất cho việc bạn đi lại trong nhà cũng như di chuyển hay sắp xếp đồ đạc bên trong nhà.
Theo các KTS chuyên nghiệp thì chiều rộng lối đi cũng như hành lang của một ngôi nhà phố thường thấy sẽ lý tưởng nhất khi nó rơi vào khoảng 150cm, vì nếu ít hơn từ 110 đến 120cm sẽ khiến không gian di chuyển bên trong ngôi nhà trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa diện tích hành lang càng rộng, càng thoáng bao nhiêu thì việc lưu thông không khí trong nhà cũng sẽ dễ dàng và thoải mái bấy nhiêu. Tất nhiên ngày nay bạn không khó bắt gặp những ngôi nhà phố có diện tích dành cho lối đi và hành lang rất éo hẹp thậm chí chỉ khoảng 90cm. Nhưng với sự sáng tạo không mệt mỏi của đội ngũ KTS tài giỏi ngày nay thì đó không phải là vấn đề đó là chưa kể nội thất cũng sẽ biết cách làm cho lối đi trong ngôi nhà của bạn có vẻ rộng hơn, tuy nhiên cần cân nhắc mọi trường hợp bạn nhé.
Lời khuyên thứ 2: Lưu ý khi thiết kế cầu thang
Đa số các ngôi nhà ngày nay đều được thiết kế nhiều tầng với mục đích sau cùng là gia tăng diện tích sử dụng nhưng để có thể di chuyển qua lại các tầng nhanh và tiện hơn thì cầu thang chính là yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên với những thiết kế cầu thang truyền thống cần lưu ý để diện tích và chiều cao có thể tương ứng với mọi thành viên trong gia đình nhằm mang lại sự tiện nghi và dễ dàng nhất trong khi di chuyển giữa các tầng.
Do đó chiều cao cầu thang sẽ phụ thuộc vào chiều cao của ngôi nhà nhưng để một người có thể bước đi thoải mái trên từng bậc cầu thang thì độ rộng của cầu thang không được nhỏ hơn 60m. Bên cạnh đó chiều cao mỗi bậc không nên vượt quá 18cm để người bước không bị mệt khi leo thang nhiều lần trong ngày.
Sau cùng thì độ dốc cầu thang sẽ phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, nhưng con số này nên dao động từ 33 đến 36 độ là hợp lý. Còn vật liệu để xây cầu thang nên chọn loại có bề mặt chống trơn trượt là tốt nhất.
Lời khuyên thứ 3: Thiết kế hệ thống cửa ra vào
Nhìn chung thì cửa ra vào nên được thiết kế có chiều rộng rơi vào 90 đến 100cm để có thể đóng cũng như mở cửa dễ dàng hơn. Núm xoay cửa hay tay nắm cửa cũng cần lắp ở độ cao 95cm cho phù hợp với chiều xoay tay của chúng ta, hạn chế đặt bất kỳ vật dụng trang trí nào ngay cửa ra vào nhất là khi cửa gần những đường dốc ra khỏi nhà.
Những lời khuyên còn lại H.BUILD xin được dành cho phần tiếp theo nhé, đừng quên đón đọc để nắm được hết những thông tin bổ ích từ chuyên gia thiết kế nhà trong việc tạo ra một không gian sống thoải mái và tiện nghi bạn nhé