Tường nhà có rất nhiều vai trò quan trọng trong toàn bộ kết cấu của cả ngôi nhà do đó tường chịu lực một trong những kỹ thuật làm tường đang được giới xây dựng đánh giá cao khi có thể thay thế những loại tường gạch thông thường trong thiết kế và thi công nhà ở dân dụng.
Tìm hiểu về tường chịu lực trong thiết kế và thi công nhà ở dân dụng
Nếu nói về vai trò của tường nhà thì có rất nhiều, nổi bật như bao che và ngăn cách giữa các không gian xây dựng với nhau cũng như đóng vai trò chịu lực cho những ngôi nhà có quy mô xây dựng lớn nhưng nếu nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn thì tường nhà chính là “rào chắn” ngăn cách không gian sống của bạn tách biệt với môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên tường nhà ngày nay vẫn còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng sống bên trong ngôi nhà do đó tường chịu lực một trong những giải pháp của ngành xây dựng đã ra đời để khắc phục những khuyết điểm mà tường nhà truyền thống không làm được.
Theo đó khi nói đến tính chịu lực thì tường nhà được phân thành tường chịu lực và tường không chịu lực với chức năng cũng như đặc điểm riêng biệt. Trong đó tường chịu lực chính là tường được làm bằng hệ thống kết cấu các và các nguyên vật liệu có tính chịu lực cao như gạch đất sét nung hay các vật liệu có cùng tính chất hoặc tốt hơn.
Tường chịu lực vừa mang tải trọng của mình cũng như truyền tải trọng cho các cấu kiện bên trên và hoạt tải của cả công trình. Tải trọng của tường chịu lực sẽ được truyền xuống tường và nền móng của công trình thông qua hệ thống dầm sàn. Không chỉ vậy tường chịu lực còn có giúp gia tăng độ cứng tổng thể cho không gian của công trình.
3 loại tường chịu lực phổ biến nhất hiện nay
Dựa vào những đặc điểm cũng như chức năng khác nhau mà tường chịu lực được chia thành 3 loại chính là:
– Tường ngang chịu lực: Là loại tường chịu lực được bố trí theo phương ngang, giúp ngăn cách các phòng với nhau cũng nhưn chịu toàn bộ tải trọng từ các bộ phận khác truyền vào. Nên ưu điểm của tường chịu lực ngang là có kết cấu đơn giản, sàn gác nhịp nhỏ, ít dầm. Giúp ngăn cách các phòng, cũng như tạo cách âm tốt và cho phép tạo độ thông thoáng, làm logia, ban công. Tuy nhiên điểm yếu của loài này là không gian các phòng sẽ bị bằng nhau nên trông rất đơn điệu và kém linh hoạt. Hơn nữa tường này khá dày gây tốn kém vật liệu xây dựng nên khó tận dụng được khả năng chịu lực của tường dọc.
– Tường dọc chịu lực: Đây là loại được bố trí theo phương dọc. Nhưng để đảm bảo độ cứng ngang của nhà cần bố trí thêm trụ hoặc lắp tường ngang dày làm tường ổn định. Ưu điểm của loại này là giúp cho mặt bằng kiến trúc được bố trí linh hoạt hơn cũng như cho phép tận dụng hết khả năng chịu lực của các tường ngoài đồng thời tiết kiệm diện tích xây dựng móng. Nhưng vẫn còn một số hạn chế về khả năng cách âm cũng như gây bất tiện cho thông gió, chiếu sáng.
– Tường ngang kết hợp dọc chịu lực: Sự kết hợp này cho phép chủ nhà bố trí phòng linh hoạt, đồng thời tăng độ cứng tổng thể cho ngôi nhà hơn tránh gây lãng phí cho không gian cũng như làm gia tăng chi phí vật liệu làm tường, móng.
Nhưng bạn nên lưu ý khi tháo dỡ và cải tạo tường chịu lực, tốt nhất là không nên tháo dỡ tường chịu lực khi cải tạo, hay sửa chữa nhà. Bên cạnh đó cần tránh mở cửa sổ hay cửa ra vào tại bức tường chịu lực vì như thế sẽ dễ phá hủy khả năng chịu tải của tường.
Do đó cần đến những đơn vị thi công có chuyên môn để họ có thể tư vấn cho bạn về tường chịu lực cũng như cách thi công như thế nào cho hiệu quả nhất.
H.BUILD hy vọng bài viết này sẽ có những thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.