Tình trạng tường nhà bị nứt thường chỉ được phát hiện sau khi đưa công trình hoàn thiện vào sử dụng một thời gian, vậy làm sao để biết được nguyên nhân và cách khắc phục hậu quả này ??
Vậy nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt là do đâu ??
Trên thực tế thì tường nhà bị nứt thường có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do quá trình thi công chủ yếu, cụ thể như:
– Những vết nứt nhẹ, hay cạn hình chân chim chỉ nằm trên lớp vữa trát, và không ăn sâu trong tường gạch thì nguyên nhân dẫn đến có thể là do kỹ thuật tô trát vữa của đơn vị thi công. Có thể do tường khô quá thợ vẫn tô, hay hồ trộn không đều, hô tô mỏng, nên tô xong bị nắng chiếu hoặc không dưỡng hồ đúng…Và một nguyên nhân khác nữa có thể do việc sơn tường không đúng kỹ thuật, cũng như thi công sai quy trình.
– Còn trong trường hợp nứt ở mép tiếp giáp nằm giữa các bức tường, cột, thì nguyên nhân có thể là do quá trình thi công thì thợ không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường. Nhưng nếu nét ở mép tiếp giáp tường da đà thì còn do nguyên nhân là không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, bên cạnh đó quá trình xây đã không tuân theo quy cách nên dẫn tới khi đông cứng, tường và hồ xây, trát co ngót mọt phần gây ra các vết nứt
– Còn đối với vết nứt ở mép cửa ra vào, hay cửa sổ thì nguyên nhân có thể là do đà lanh tô cửa không đủ dài, cũng như không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường để khi sử dụng đã có lúc cửa bị đóng quá mạnh.
– Sau cùng là đối với các vết nứt nghiêng trên tường, chỉ xuất hiện ở một góc tường, hay bậu cửa rồi lan sâu vào giữa mảng tường thì nguyên nhân chính có thể là do nhà bị lún sụt ít nhiều.
Những cách hay để khắc phục khi tường nhà bị nứt
– Để khắc phục tình trạng nứt đối với trường hợp nứt chân chim nhẹ hay cạn thì bạn có thể đục các vết hồ cũ dọc theo các vết nứt, rồi xử lý kỹ, cũng như cấp ẩm đủ cho tường sau đó tô lại bằng vữa già, hay xi măng, cát mịn. Nhưng nếu tường bị rộp, và cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại thì lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày thì mới cho xử lý trét sơn nước
– Còn đối với trường hợp nứt mép tiếp giáp tường, hay cột thì có thể xử lý bằng cách dùng máy cát tạo rãnh sâu, cũng như làm sạch, nồi sẩm và hút phụt vữa sửa chữa và trát lại bằng vữa trát thông thường
– Còn với những vết nứt ở mép cửa thì bạn có thể phòng ngừa ngay từ khâu thi công với cách tăng chiều dài đà lanh rồi tô trên đầu cửa ra vào, cửa sổ, tối thiểu là 20cm nhưng nếu có điều kiện hơn bạn nên đúc đà lanh tô qua cột. Còn nếu đã bị nứt rồi thì bạn nên nói thợ là đục hẳn đà lanh tô ra, thay loại mới dài hơn. Tuy nhiên, cách này cũng không mang lại hiệu quả lâu dài. Tốt nhất là trong quá trình thi công bạn không nên tiết kiệm chiều dài đà lanh tô để dẫn tới hệ quả này.
– Còn đối với những vết nứt nghiêng, khi muốn sửa phải chống lún bằng các giải pháp khác nhau, lưu ý là rất khó khăn và tốn kém. Bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách đục rỗng các vết nứt sau đó may các vết nứt lại. Những cách này cũng chỉ có tác dụng một thời gian vì không xử lý được tận gốc nguyên nhân nứt tường. Còn nếu gặp các loại vết nứt này, thì bạn nên tìm các đơn vị sửa chữa thi công có kinh nghiệm. Chú ý là khi phát hiện các khe nứt, bạn nên dùng bút đánh dấu lại để theo dõi vết nứt có phát triển thêm không trước khi thợ đến.
Sau cùng chính là để phòng chống lỗi khi xây nhà bị nứt tường, thì bạn nên tính toán kỹ càng từ khâu làm móng, cho đến kiểm tra tỉ mỉ, kỹ lưỡng phương án thi công phù hợp với địa chất tại khu đất mình xây. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn các loại vật liệu chất lượng tốt, đặc biệt là bạn nên chọn loại xi măng chất lượng có khả năng tăng độ chắc chắn cho bê tông, cũng như giúp bê tông chịu lực tốt, chống thấm tốt từ đó gia tăng tuổi thọ cho công trình.
H.BUILD hi vọng những thông tin này thật sự bổ ích với bạn !!