Đèn chiếu sáng không chỉ có tác dụng thắp sáng mà còn giúp nâng tầm kiến trúc nhà ở, khiến ngôi nhà trở nên xa hoa, đẳng cấp hơn khi trời tối. Vì vậy khi lắp đặt đèn, gia chủ phải có những tính toán phù hợp để đèn phát huy được hết công năng cũng như tính thẩm mỹ. Vậy khi thiết kế, lắp đặt đèn chiếu sáng trong nhà cần lưu ý những nguyên tắc nào, cùng HBUILD đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Vì sao cần thiết kế, lắp đặt đèn chiếu sáng trong nhà hợp lý?
Làm nổi bật màu sơn tường và nội thất
Ánh sáng của hệ thống đèn có tác dụng rất lớn đến màu sơn ngôi nhà. Ví dụ đèn có ánh sáng trắng sẽ làm nổi bật màu sơn tường hơn, nhất là những bức tường có màu tối như ghi, xám.
Ánh sáng đèn cũng tôn lên triệt để vẻ đẹp của nội thất, với những món nội thất đẳng cấp, ánh đèn vàng giúp chúng trở nên sa hoa và đẳng cấp hơn.
Tạo điểm nhấn cho không gian
Ở những vị trí bạn muốn thu hút người nhìn như trung tâm phòng khách thì sử dụng một chiếc đèn chùm lộng lẫy hoặc những chiếc đèn led thả trần, đèn rọi tranh chắc chắn sẽ tạo điểm nhấn khác biệt cho không gian căn phòng.
Tạo cảm giác dịu mắt, thư thái cho người ở
Sử dụng những chiếc đèn chiếu sáng có độ sáng vừa phải, màu sắc ánh sáng dịu nhẹ còn giúp người ở có cảm giác thư thái, thoải mái. Đồng thời còn giúp không gian sinh hoạt trở nên ấm cúng hơn, đặc biệt là vào những dịp mọi người tụ tập đông đủ hoặc các dịp đặc biệt như lễ tết, sinh nhật.
Một vài nguyên tắc khi lắp đặt đèn chiếu sáng trong nhà
Lựa chọn kiểu đèn chiếu sáng phù hợp
Ngày nay, có rất nhiều kiểu đèn chiếu sáng trên thị trường với đa dạng kiểu dáng, màu sắc. Đèn led bulb, đèn âm trần, đèn tuýp, đèn led dây là những mẫu đèn có tính ứng dụng cao và phổ biến nhất hiện nay. Chúng đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng chính vì vậy người dùng cần cân nhắc để đảm bảo lựa chọn được mẫu đèn phù hợp cho từng không gian và mục đích sử dụng.
Đặc biệt bạn nên chọn mua đèn ở những nhà cung cấp, phân phối đèn chiếu sáng uy tín chất lượng, đèn mua phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối an toàn khi lắp đặt và sử dụng.
Công suất, độ sáng đèn vừa phải
Với từng phòng khác nhau bạn cũng cần lưu tâm đến việc chọn đèn công suất, độ sáng hợp lý. Khi thắp sáng cần chú ý đến thời gian sử dụng đèn, không nên để đèn hoạt động quá lâu gây lãng phí điện và ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
Tính toán số lượng đèn trong từng phòng
Gia chủ không nên lắp đặt quá nhiều đèn trong một phòng vì dễ dẫn đến việc không sử dụng hết, tiêu tốn nhiều điện năng cũng như chi phí lắp đặt.
Trường hợp bạn lắp đặt đèn có công suất thấp, khả năng chiếu sáng chỉ ở mức trung bình thì có thể lắp đặt thêm một đến hai đèn chiếu sáng nữa để dùng trong trường hợp cần thiết. Ở không gian như phòng khách hay nhà bếp thì bạn nên ưu tiên lắp đặt số lượng đèn nhiều hơn so với phòng ngủ hoặc các không gian phụ khác.
Lắp đặt đèn ở vị trí hợp lý
Cần thiết kế lắp đặt đèn chiếu sáng ở những vị trí thông thoáng, không bị che khuất bởi các vật cản để chúng thắp sáng được khoảng không gian, diện tích rộng nhất.
Không nên lắp đặt đèn có khả năng chiếu sáng lớn ở gần sàn vì dễ gây cảm giác chói mắt cũng như không đảm bảo được an toàn, nhất là ở những gia đình có trẻ nhỏ.
Lắp đặt đèn chiếu sáng trong nhà phù hợp với từng không gian cụ thể
Đèn chiếu sáng phòng khách
Hệ thống chiếu sáng phòng khách rất quan trọng, cần được đầu tư thiết kế và lắp đặt bài bản. Hệ thống đèn âm trần hiện đại, hay mẫu quạt trần có gắn đèn chùm sang trọng là những mẫu đèn trang trí rất thích hợp cho không gian phòng khách.
Bạn cũng có thể kết hợp nhiều hệ thống đèn cùng một lúc để phòng khách được thắp sáng hơn khi có bạn bè đến thăm hoặc hội họp gia đình. Ngoài ra, bạn nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để căn phòng được thoáng hơn, tiết kiệm điện năng sử dụng vào ban ngày.
Đèn chiếu sáng phòng ngủ
Phòng ngủ nên ưu tiên đèn có ánh sáng vừa phải, dịu nhẹ, không cần những chiếc đèn quá lớn có ánh sáng rực rỡ.
Thay vào đó bạn có thể lắp đặt thêm những chiếc đèn ngủ hoặc đèn đọc sách có thiết kế đẹp mắt, độc đáo để căn phòng trở nên ấn tượng hơn. Với phòng ngủ của trẻ, những chiếc đèn có hình thù đẹp mắt chắc chắn sẽ khiến các bé thích thú hơn rất nhiều.
Đèn chiếu sáng phòng bếp
Phòng bếp không cần những chiếc đèn quá nguy nga, lộng lẫy nhưng đèn phải đảm bảo độ sáng vì đây là không gian gia đình tập trung ăn uống, trò chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Có thể sử dụng đèn có ánh sáng màu vàng để không gian ấm cúng, thân mật hơn, tăng vị giác của mọi người trong bữa ăn.
Đèn chiếu sáng phòng làm việc
Đèn ở phòng làm việc phải được lắp đặt khoa học, vì nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đôi mắt của chúng ta. Bàn làm việc cần có ánh sáng trực tiếp, ánh sáng có thể cách mặt bàn từ 50 đến 70cm và tuyệt đối không được để ánh đèn rọi trực tiếp vào màn hình máy tính.
Các không gian phụ khác
Những không gian phụ như hành lang, cầu thang thì cần đèn có khả năng khuếch tán ánh sáng tốt. Có thể sử dụng những chiếc đèn vách, đèn âm tường, đèn âm bậc cầu thang tự cảm biến vừa tiện lợi cho việc sử dụng vừa tạo độ sâu, sự uốn lượn cho kiến trúc.
Trên đây là những chia sẻ về “Nguyên tắc lắp đặt đèn chiếu sáng trong nhà”, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lên kế hoạch và xây dựng ngôi nhà của mình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa nhà ở trọn gói H.BUILD tự tin có thể giúp bạn thiết kế và hoàn thiện tổ ấm trong mơ cho gia đình bạn. Nếu bạn có những thắc mắc hay cần được tư vấn thì đừng ngại liên hệ với HBUILD nhé.