10 cách xây nhà phố chống nóng giúp tiết kiệm tiền điện dưới đây phù hợp cho cả khu vực thành thị lẫn nông thôn.
Có thể bạn không biết nhưng dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, nhà ở thường bị hấp thụ nhiệt cao làm cho không gian sống trở nên nóng nực và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy mà việc chống nóng là vô cùng cần thiết.
10 cách xây nhà phố chống nóng giúp tiết kiệm điện quanh năm cho bạn
1 – Xây tường hai lớp
Nếu xây nhà hướng Tây là đồng nghĩa với việc bạn phải chuẩn bị sẵn tâm lý căn nhà của mình sẽ bị nắng chiều vào và chịu nắng nóng dữ dội. Giải pháp chống nóng cho tường nhà hướng Tây được áp dụng nhiều nhất đó là nâng cấp kết cấu tường gạch của căn nhà bằng cách xây tường hai lớp. Khi xây tường hai lớp nên lưu ý sử dụng loại gạch lỗ rỗng, phải đảm bảo duy trì một lớp rỗng ở giữa hai lớp gạch để tạo một khoảng không khí cách nhiệt cho bức tường.
Nhưng nếu có điều kiện bạn có thể ốp thêm một lớp tường bằng vật liệu chuyên dụng để tăng khả năng cách nhiệt và làm mát hoặc đổ tất cả các bức tường hướng Tây bằng bê tông dày khoảng 25-30 cm để giảm thiểu tối đa lượng nhiệt xuyên vào nhà.
2 – Sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng
Khi quyết định xây nhà hướng Tây, bạn nên cân nhắc lựa chọn những vật liệu xây dựng cách nhiệt chống nóng. Để xử lý nhà hướng Tây, người ta thường sử dụng một số vật liệu như bê tông bọt biển siêu nhẹ từ công nghệ Mỹ; gạch 3 lỗ chống nóng; tấm xốp PU để ốp hoặc lót tường có tác dụng cách âm, cách nhiệt; sơn cách nhiệt,…
3 – Sử dụng hệ thống cửa hợp lý để chống nóng
Có thể bạn không biết hệ thống cửa đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cho ngôi nhà xử do đó bạn nên lựa chọn chất liệu cửa có khả năng cách nhiệt. Tránh sử dụng cửa nhôm, kính vì những chất liệu này gây bức xạ nhiệt cao và hấp thụ nhiệt vào nhà nhiều. Bên cạnh đó, nên lưu ý tới việc lắp thêm rèm cửa dày để chống nắng nóng hiệu quả hơn cho ngôi nhà hướng Tây của bạn.
4 – Chống nóng cho mái nhà
Bạn nên chú ý đến việc chống nóng cho mái nhà vì mái nhà là nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và khả năng hấp thụ nhiệt cực cao. Lưu ý lắp đặt trần nhà sao cho có khoảng cách giữa mái nhà và trần nhà, khoảng cách càng nhiều thì độ nóng vào nhà càng giảm. Bạn cũng nên đặt lỗ thông gió ở cửa sổ để giúp đưa hơi nóng ra ngoài tốt và không gây oi bức vào những ngày nắng nóng gay gắt.
5 – Chống nóng cho tường nhà
Ngoài việc xây tường hai lớp, bạn cũng phải lưu ý đến việc chống nóng cho bức tường ấy bằng cách sử dụng sơn chống nóng. Nhiều loại sơn ngoại thất cũng có tác dụng rất tốt trong việc cách nhiệt cho tường nhà, việc sử dụng sơn chống nó làm giảm lượng nhiệt tác động vào mặt trong của bức tường rất hiệu quả.
6 – Tạo không khí trong nhà lưu thông thuận lợi
Khi xây nhà phố chống nóng, bạn nên thiết kế và bố trí nhiều cửa sổ thông gió cho căn nhà của mình. Vào những ngày gió lộng hoặc chiều mát, mở cửa sổ cho gió thổi vào nhà và mở đồng thời một cửa sổ khác để gió ra khỏi nhà, thổi đi hơi nóng và phong tỏa nhiệt cho căn nhà của bạn thêm thông thoáng.
7 – Sử dụng màu sơn sáng
Chỉ cần bạn hãy ghi nhớ nguyên tắc vật lý cơ bản sau: màu tối luôn hấp thu nhiệt còn màu sáng thì phản xạ nhiệt. Vì vậy đối với những căn nhà quay mặt về hướng Tây, bạn nên sử dụng các màu sơn sáng, trắng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại sơn chống nóng để tăng hiệu quả phản xạ nhiệt và giảm tối đa nhiệt lượng hấp thụ cho ngôi nhà của mình.
8 – Hạn chế tối đa việc sử dụng kính
Bản thân ngôi nhà đã phải chịu một lượng nhiệt rất lớn từ việc hứng nắng buổi chiều. Việc lắp kính sẽ khiến cho ngôi nhà trở nên vô cùng nóng nực. Thay vào việc lắp cửa kính lớn thì bạn nên mở những ô cửa nhỏ để lấy ánh sáng, hạn chế tối đa việc ánh nắng vào nhà.
9 – Sử dụng vật liệu cách nhiệt
Giải pháp sử dụng các vật liệu cách nhiệt là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Các vật liệu cách nhiệt gồm có:
- Sơn cách nhiệt chống nóng: có chữa những trái cầu thủy tinh rỗng, giảm sự truyền nhiệt .
- Tấm xốp PU: dùng để lót hoặc ốp tường. Những tấm PU không chỉ cách nhiệt mà còn có thể cách âm.
- Nhựa UPVC: vật liệu này sẽ ngăn chặn các bức xạ nhiệt, không cho xâm nhập vào ngôi nhà. Loại vật liệu này cũng có khả năng cách âm rất tốt. Những vị trí có nhiều ánh sáng sẽ được sử dụng nhựa UPVC thay thế cho cửa ra vào, cửa sổ, vách ngăn.
- Bông thủy tinh cách nhiệt: là các sợi thủy tinh mềm, có khả năng đàn hồi tốt, được tổng hợp từ đất sét, đá, xỉ.
10 – Bố trí hợp lý công năng của các phòng
Thay vì việc tận dụng mọi khoảng không trong nhà để ở thì bạn có thể bố trí những khu vực phụ trợ. Những hành lang, nhà kho, cầu thang sẽ giúp các phòng ở hạn chế việc tiếp xúc, hấp thụ nhiệt với không khí bên ngoài. Qua đó phòng ở sẽ trở nên mát mẻ.
H.BUILD hy vọng bạn có thể áp dụng ngay những cách thiết kế nhà chóng nóng ở trên vì nếu tính tóa về lâu dài thì những cách này giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền điện rất lớn đấy.