Nếu bạn không thuê giám sát có chuyên môn thì nhất định bạn phải tìm hiểu những kinh nghiệm giám sát kỹ thuật trong quá trình thi công nhà ở dưới đây vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống về sau của gia đình bạn trong ngôi nhà mới.

thi công nhà ở

Kinh nghiệm giám sát kỹ thuật trong quá trình thi công nhà ở

Kể cả khi bạn đã ký hợp đồng giao khoán trực tiếp cho nhân công hay giao thầu trọn gói cho công ty xây dựng thì chính bạn vẫn phải nắm được những kiến thức cơ bản về xây dựng cũng như trực tiếp tham gia giám sát kỹ thuật khi thi công nhà ở dưới đây:

=>  Kinh nghiệm để gia chủ giám sát phần thân nhà

– Bạn cần giám sát cao độ các tầng nhà theo thiết kế ở giai đoạn đóng coffa sàn

– Bạn cần kiểm tra, giám sát kỹ thuật cốt thép ở các cấu kiện dầm, sàn ,cột và cầu thang đủ số lượng và đường kính thép, đúng khoảng cách, lắp đặt khoảng cách đều đặn.

– Bạn tiến hàng kiểm tra kích thước hình học dài, rộng, cao của cốp pha dầm và cột đảm bảo đúng theo thiết kế.

– Kiểm tra chiều cao các bậc cầu thang để biết xem có được xây đều nhau và đủ số bậc.

– Kiểm tra hệ thống điện nước âm tường bạn cần phải được tính toán lắp đặt chờ sẵn trước khi đổ bê tông

thi công nhà ở

– Bạn nên kiểm tra phần thực hiện chống thấm sàn tại các vị trí wc, sàn mái. Bạn nên tìm hiểu các vấn đề về chống thấm như chống thấm sàn mái hay các biện pháp chống thấm và quy trình thi công cũng như chống thấm sàn bê tông bằng phương pháp tự nhiên, không tốn chi phí

– Đối với nhà lợp mái ngói bạn cần kiểm tra yếu tố thấm dột bằng cách tưới nước lên mái ngói để có thể phát hiện chỗ thấm hoặc có thể kiểm tra khi có cơn mưa.

– Bạn đừng quên kiểm tra các chi tiết trang trí trong bản vẽ kiến trúc như phào, chỉ, roan kẽ.

– Kiểm tra các hạng mục sơn nước cần được bả matit 2 lớp sau đó xả nhám, sơn lót 1 lớp trước khi thực hiện sơn phủ ( 2 lớp)

– Kiểm tra hạng mục trần thạch cao để xem khoảng cách giữa các xương, ty treo. Thông thường khoảng cách từ (40cmx80cm) theo 2 phương ngang dọc.

=> Kinh nghiệm cho chủ nhà kiểm tra phần vật liệu xây dựng

Bạn cần kiểm tra vật liệu xây dựng cho phần thô như sắt thép không gỉ sét, xem có đúng nhãn mác, logo hay xi măng nên dùng loại chất lượng, có thương hiệu còn cát, đá, gạch sạch sẽ và vật tư điện nước nên dùng đồ tốt, có thương hiệu để tránh sự cố về sau.

thi công nhà ở

Kế đến bạn nên kiểm tra vật liệu hoàn thiện bao gồm các loại như gạch men, đá granite không bị trầy xước hay trần thạch cao đúng chủng loại và thi công đúng quy chuẩn, phần sơn nước phải đúng thương hiệu đã hợp đồng, ngoài ra các vật liệu nhôm kính, đồ gỗ mới 100%, không bị trầy xước.

=> Kinh nghiệm cho gia chủ khi kiểm tra  bê tông, cốt thép

Khi kiểm tra phần bê tông cần đảm bảo cường độ thiết kế của chúng. Thông thường đối với nhà phố hay biệt thự chỉ cần sử dụng bê tông Mác 250. Và thông thường bê tông được lấy từ một trong hai nguồn đó là bê tông tươi do trạm trộn cung cấp, bạn có thể yêu cầu đúc mẫu khi thi công và gửi đi nén thử mẫu nếu cần. Trên thực tế thì cấp phối bê tông tươi được trạm trộn khá chuẩn nên mác bê tông luôn đạt yêu cầu.

thi công nhà ở

Còn nguồn bê tông trộn tại chỗ thì dựa vào tỷ lệ cấp phối hiện trường, với bê tông mác 250 ở 1 lần trộn sẽ có tỷ lệ cấp phối gồm một bao xi măng 50kg với 4 thùng cát vàng, 6 thùng đá 1×2 và lượng nước vừa đủ

Bạn cũng cần tiến hành kiểm tra phần cốt thép, bận nên bám sát bản vẽ thiết kế để kiểm tra việc thi công cốt thép tại công trình xem có đạt không

Bạn cần kiểm tra việc đã đặt đủ số lượng tại mỗi mặt cắt, đúng đường kính cốt thép, neo buộc đầy đủ theo thiết kế chưa. Cũng như kiểm tra các các thanh thép được đặt tăng cường trong cấu kiện. Thông thường thì thép tăng cường được đặt ở dưới bụng dầm và trên gối (trên trụ).

Khi kiểm tra bạn cũng cần đảm bảo các đoạn nối, đoạn neo đủ chiều dài theo quy định, thông thường thì 35d (d là đường kính cốt thép). Còn đối với thép sàn thì khi buộc đều cách 1 mối buộc 1 mối, đồng thời yêu cầu thợ bố trí cục kê đủ để đảm bảo thép sàn không bị biến dạng hay bẹp xuống để không lệch khỏi vị trí.

Theo H.BUILD thì những đơn vị thầu xây dựng có kinh nghiệm sẽ giao khoán cho đội thợ chuyên thi công công tác sắt thép, vì họ sẽ giúp đảm bảo tiến độ thi công nhanh hơn mà sắt thép bố trí cũng chuẩn xác hơn và hình thức cũng đẹp hơn.

thi công nhà ở

=> Kinh nghiệm để gia chủ giám sát công tác xây, trát tường

Với phần giám sát này thì bạn cần để ý đến tỷ lệ cấp phối của một mẻ vữa xây tô là phải đảm bảo yêu cầu thi công, vì theo thông thường tỉ lệ 1 bao xi măng trộn với 10 -> 11 thùng cát. Nhưng nếu thi công ít quá sẽ không đủ cường độ từ đó dễ gây nứt do tường nứt, tuy nhiên khi trộn quá nhiều xi măng cũng dễ gây nứt về sau do hiện tượng co ngót.

Bạn cần kiểm tra xem đã tưới gạch bão hòa nước trước khi xây chưa để gạch không hút nước của vữa xây trong quá trình thi công nhằm giảm nguy cơ gây nứt do co ngót. Cần sử dụng lưới thủy tinh để gia cường đóng vào các góc giao giữa tường và dầm, giữa tường và cột hoặc đóng vào bên ngoài vị trí các bó dây điện đi âm tường.

Bạn cũng cần kiểm tra độ thẳng góc và thẳng đứng ở các góc tường, cạnh dầm cũng như cạnh cửa để đảm bảo thẩm mỹ cũng như công tắc lắp đặt cửa. Sau cùng cho công tác kiểm tra này là chú ý tưới bảo dưỡng tường sau khi trát trong vòng 3 ngày đầu để có thể hạn chế khả năng nứt tường do co ngót về sau.

=> Kinh nghiệm để gia chủ giám sát công tác ốp lát gạch

 

Trên thực tế, kinh nghiệm xây nhà của một đơn vị thầu xây dựng sẽ được thể hiện rõ nhất ở kỹ năng hoàn thiện công trình, đặc biệt là ở công tác ốp lát gạch:

Do đó, bạn cần yêu cầu thợ ốp lát gạch đi đồng bộ theo roan giữa tường và nền. Ngoài ra nên yêu cầu thợ bố trí để đi âm gạch ốp chân tường. Rồi sau khi ốp lát xong nên thi công roan gạch càng sớm càng tốt để tránh bụi bẩn rơi vào, khó xử lý về sau. Đừng quên kiểm tra độ thẳng góc, độ thẳng đứng ở góc tường gạch trong WC để đảm bảo thẩm mỹ hơn.

thi công nhà ở

Nếu nắm được đầy đủ những kinh nghiệm giám sát kỹ thuật ở trên khi thi công nhà ở bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí cũng như đảm bảo cho chất lượng của ngôi nhà về sau đấy.